Vì sao Triều Tiên phủ bạt xanh lè để che kín tàu chiến vỡ đáy do sự cố hạ thủy

Vụ việc tàu khu trục gặp hư hại khi hạ thủy là lần hiếm hoi Triều Tiên thừa nhận có sự việc nghiêm trọng xảy ra thay vì chọn cách im lặng như trước đây.

Vì sao Triều Tiên thừa nhận tàu chiến gặp sự cố?

Tàu chiến mới nhất của Triều Tiên đã bị hư hại nghiêm trọng phần đáy trong buổi lễ hạ thủy ngày hôm qua. Nhà lãnh đạo Kim Jong Un, người có mặt chứng kiến, gọi đây là vụ việc ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia và đảm bảo sẽ có trừng phạt đối với những người chịu trách nhiệm.

Hình ảnh vệ tinh lan truyền cho thấy con tàu nằm nghiêng bên cạnh bến tàu, những tấm bạt màu xanh được phủ lên dường như là để che giấu sự cố khỏi tầm nhìn của vệ tinh, tránh những suy đoán không cần thiết từ giới truyền thông, theo CNN.

Trong khi đó, trang TWZ đánh giá, việc Triều Tiên nhanh chóng xác nhận sự cố là một động thái rất hiếm hoi, được cho là nhằm đi trước một bước so với truyền thông. Triều Tiên có thể hiểu rằng vụ việc không thể giấu kín sau khi hình ảnh vệ tinh đã xác nhận.

 - Ảnh 1.

Con tàu hư hại bị phủ bạt xanh.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết trục trặc trong cơ chế hạ thủy đã khiến đuôi tàu của tàu khu trục 5.000 tấn trượt xuống nước trước tính toán, làm vỡ một số bộ phận của thân tàu và khiến mũi tàu mắc kẹt trên sàn tàu.

Ông Kim gọi sự cố này là "một hành động tội phạm" và đổ lỗi cho "sự bất cẩn tuyệt đối" và "vô trách nhiệm" của nhiều cơ quan - bao gồm Bộ Công nghiệp Vũ khí, Đại học Công nghệ Kim Chaek và cục thiết kế tàu trung ương.

Các nhà phân tích hải quân cho biết thiệt hại mà tàu phải chịu trong sự cố hạ thủy như vậy có thể là "thảm khốc".

Sal Mercogliano, giáo sư tại Đại học Campbell ở Bắc Carolina và là chuyên gia hàng hải, nói với CNN: "Nếu cả con tàu không hạ thủy cùng lúc, lực căng sẽ xé toạc thân tàu".

Nhà phân tích hải quân Carl Schuster ở Hawaii, sau khi xem xét bài viết của KCNA, cho biết ông nghĩ rằng lực căng sẽ "làm cong thân tàu, gây ra các vết nứt và (có thể) làm gãy sống tàu tùy thuộc vào vị trí chịu lực lớn nhất".

 - Ảnh 2.

Đáng chú ý, chiếc khu trục này được hạ thủy từ phương ngang của bến tàu, một bước phát triển mới của Triều Tiên, nơi trước đây thường sử dụng đường trượt để đưa các tàu hải quân lớn xuống nước theo hướng đuôi tàu hướng xuống.

Việc hạ thủy tàu theo phương ngang thường được sử dụng khi kênh nước quá hẹp không đủ chỗ cho đường trượt. Mặc dù tiên tiến, phương pháp này phức tạp hơn, đòi hỏi phải đảm bảo cân chỉnh được trọng lượng của tàu dọc theo chiều dài thân tàu, trang TWZ đánh giá.

Tàu chiến có thể chưa hoàn thiện?

Chiếc khu trục mới nhất hiện chưa rõ tên này là là tàu chiến mặt nước lớn thứ hai của hải quân Triều Tiên được công bố. Vào tháng 4, tàu khu trục mới đầu tiên của nước này là Choe Hyon đã được ra mắt sau nhiều thập kỷ, thể hiện những động lực mới trong nỗ lực hiện đại hóa hải quân đất nước.

Tàu Choe Hyon, được mô tả sẽ tăng cường khả năng sẵn sàng của hải quân trong bối cảnh gặp phải mối đe dọa gia tăng.

Các nhà phân tích quốc phòng phương Tây lưu ý Choe Hyon đánh dấu sự thay đổi so với các tàu thời Liên Xô cũ vốn quen thuộc trong hải quân Triều Tiên. Mặc dù thông tin chi tiết vẫn còn khan hiếm, hình ảnh vệ tinh và cảnh quay cho thấy Choe Hyon có thể chia sẻ các yếu tố thiết kế với các tàu hải quân Nga tương tự.

 - Ảnh 3.

Tàu Choe Hyon.

Người phát ngôn Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) Lee Sung-joon cho biết con tàu bị hư hại mới đây được cho là được trang bị giống như tàu Choe Hyon.

Đặc điểm ấn tượng nhất của khu trục Triều Tiên là hệ thống ống phóng thẳng đứng VLS rất lớn. Trang TWZ đánh giá 74 VLS trên tàu này là con số rất ấn tượng, và chúng được cung cấp theo bốn (hoặc thậm chí có thể là năm) kích cỡ khác nhau để chứa nhiều loại tên lửa, bao gồm cả các loại đạn đạo.

Tuy nhiên, TWZ cho rằng tàu chiến Triều Tiên chưa hoàn thiện hoàn toàn và được kéo ra khỏi cảng chỉ để thử nghiệm vũ khí. Điều đó cũng giải thích cho những tuyên bố Triều Tiên đã chế tạo Choe Hyon chỉ trong hơn một năm.

Tốc độ xây dựng chiếc tàu thứ hai gặp sự cố mới đây cũng rất nhanh, và có khả năng cũng chưa hoàn thiện để đẩy nhanh chương trình.

Sửa chữa sẽ khó khăn

Nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi khôi phục tàu khu trục trước cuộc họp vào tháng tới. Tuy nhiên, đây là mốc thời gian khá vội vã cho việc sửa chữa, vốn có thể sẽ phải kéo dài rất lâu.

 - Ảnh 4.

Hình ảnh con tàu vài ngày trước khi gặp sự cố.

CNN dẫn lời các chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết "con tàu sẽ không sớm được đưa vào biên chế Hải quân Nhân dân Triều Tiên và cuối cùng có thể bị phá hủy hoàn toàn".

Đô đốc Hàn Quốc đã nghỉ hưu Kim Duk-ki nói với CNN rằng Triều Tiên dường như thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết - một ụ tàu khô - để hạ thủy một tàu khu trục 5.000 tấn, chứ chưa nói đến việc phục hồi và sửa chữa nó.

 - Ảnh 5.Cây bút công nghệ: "Sau 24h dùng thử mẫu điện thoại đình đám của Samsung, tôi nhận ra có vấn đề"

Có một thứ trên máy hao hụt hơn đáng kể so với hầu hết các điện thoại khác tôi từng thử nghiệm.

Ụ tàu khô là một cơ sở lưu vực có thể chứa đầy nước để làm nổi tàu hoặc xả nước ra để đóng hoặc sửa chữa tàu.

"Ụ tàu khô là một cơ sở đắt tiền. Rất dễ để sửa chữa tàu trong ụ tàu khô sau khi xả hết nước, nhưng họ không có cơ sở đó", vị đô đốc nghỉ hưu cho biết, đồng thời nói thêm rằng việc phục hồi có thể mất bốn đến năm tháng.

Nhà phân tích quốc phòng người Hàn Quốc Yu Yong-weon nhận định, việc vội vã hạ thủy con tàu là nguyên nhân dẫn đến sự cố và cảnh báo việc sửa chữa vội vàng cũng sẽ càng gây ra nhiều rắc rối hơn.

TinVn.Net - Nơi hội tụ thông tin thời sự nhanh chóng và chính thức

Hãy tạo ra một cộng đồng lành mạnh và chia sẻ kiến thức với nhau nhé.

Thông Báo Mới