Internet đã là từ ngữ quen thuộc với mọi người ở mọi lứa tuổi, len lỏi vào từng nhà, trở thành một phương tiện không thể thiếu trong công việc, sinh hoạt, giải trí hằng ngày của hàng triệu triệu người trên thế giới.
Tuy nhiên, trong chúng ta mấy ai biết đến thời điểm hình thành, quá trình phát triển để trở thành mạng Internet toàn cầu như ngày hôm nay, ảnh hưởng của nó trong cuộc sống. Bài viết này mang chúng ta ngược dòng thời gian trở về những ngày sơ khai của Internet, tìm hiểu những cột mốc quan trọng của Internet từ năm 1960 đến ngày hôm nay.
Cùng với Tinvn tìm hiểu sâu hơn về Internet nhé:
Internet là gì?

Internet là một hệ thống chia sẻ thông tin toàn cầu, là một cộng đồng các máy tính được liên kết, dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa quốc tế (giao thức IP hay gọi là IP protocol). Hệ thống Internet bao gồm hàng triệu mạng máy tính nhỏ hơn của các Công ty, tổ chức, của các trung tâm nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các chính phủ trên thế giới và hàng tỷ người dùng cá nhân.
Lịch sử ra đời của Internet
Internet bắt đầu vào những năm 1960 như một cách để các nhà nghiên cứu chính phủ chia sẻ thông tin. Máy tính trong những năm 60 rất lớn và không thể di chuyển được và để sử dụng thông tin được lưu trữ trong bất kỳ máy tính nào, người ta phải di chuyển đến địa điểm của máy tính hoặc có các băng từ máy tính được gửi qua hệ thống bưu điện thông thường.
Một chất xúc tác khác trong việc hình thành Internet là sự nóng lên của Chiến tranh Lạnh. Việc Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Mỹ xem xét các cách thông tin vẫn có thể được phổ biến ngay cả sau một cuộc tấn công hạt nhân. Điều này cuối cùng đã dẫn đến sự hình thành của ARPANET (Mạng lưới cơ quan các dự án nghiên cứu nâng cao), mạng cuối cùng đã phát triển thành thứ mà chúng ta biết đến ngày nay là Internet. ARPANET đã thành công rực rỡ nhưng tư cách thành viên chỉ giới hạn ở một số tổ chức nghiên cứu và học thuật có hợp đồng với Bộ Quốc phòng. Để đáp ứng điều này, các mạng khác đã được tạo ra để cung cấp chia sẻ thông tin.
Ngày 1 tháng 1 năm 1983 được coi là ngày sinh chính thức của Internet. Trước đó, các mạng máy tính khác nhau không có cách thức chuẩn để giao tiếp với nhau. Một giao thức truyền thông mới được thành lập được gọi là Giao thức điều khiển truyền / Giao thức kết nối mạng (TCP / IP). Điều này cho phép các loại máy tính khác nhau trên các mạng khác nhau “nói chuyện” với nhau. ARPANET và Mạng Dữ liệu Quốc phòng chính thức chuyển sang tiêu chuẩn TCP / IP vào ngày 1 tháng 1 năm 1983, từ đó ra đời Internet. Tất cả các mạng bây giờ có thể được kết nối bằng một ngôn ngữ chung.

Hình ảnh trên là mô hình tỷ lệ của UNIVAC I (tên viết tắt của Universal Automatic Computer) được giao cho Cục điều tra dân số vào năm 1951. Nó nặng khoảng 16.000 pound, sử dụng 5.000 ống chân không và có thể thực hiện khoảng 1.000 phép tính mỗi giây. Đây là máy tính thương mại đầu tiên của Mỹ, cũng như máy tính đầu tiên được thiết kế cho mục đích kinh doanh. (Máy tính doanh nghiệp như UNIVAC xử lý dữ liệu chậm hơn so với máy loại IAS, nhưng được thiết kế để nhập và xuất nhanh.) Một vài lần bán hàng đầu tiên là cho các cơ quan chính phủ, Công ty AC Nielsen và Công ty Bảo hiểm Prudential. UNIVAC đầu tiên dành cho các ứng dụng kinh doanh được lắp đặt tại General Electric Appliance Division, để tính lương, vào năm 1954. Đến năm 1957 Remington-Rand (công ty đã mua Eckert-Mauchly Computer Corporation vào năm 1950) đã bán được 46 máy.
Quá trình phát triển của Internet
Năm 1974, thuật ngữ “Internet” lần đầu tiên xuất hiện, tuy nhiên lúc ấy mọi người vẫn quen dùng từ ARPANET. Mãi về sau vào những năm 1995, Internet mới dần trở nên quen thuộc hơn khi mạng ARPANET không còn hiệu quả nữa.
Vào năm 1983, tất cả các máy tính sử dụng mạng ARPANET đều sử dụng giao thức TCP/IP. Giao thức này còn trở thành tiêu chuẩn trong ngành quân sự Mỹ lúc bấy giờ. Giao thức TCP/IP giúp cho việc truyền tải dữ liệu có nhiều cập bậc tầng phục vụ cho nhiều mục đích từ yêu cầu thấp tới cao của con người.
Sau đó 1 năm, ở Mỹ mạng ARPANET được phân tách thành 2 phần riêng biệt phục vụ cho 2 mục đích khác nhau đó là phần ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển và MILNET dùng cho các mục đích quân sự. Trong khoảng thời gian này mạng ARPANET hay còn gọi là Internet vẫn chưa phổ biến, chủ yếu được sử dụng để liên kết các mạng với nhau trong quân sự và nghiên cứu trong các trường đại học, chính phủ.
Cơ hội phát triển mới từ loại hình mạng này đân được các nhà chính trị để ý đến
Chính sách mở cửa đã được thông qua, các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại được kết nối với ARPANET, dần dần một siêu mạng lưới (SuperNetwork) được hình thành với mạng trụ cột là ARPANET. Năm 1980 được đánh giá là một bước ngoặt của Internet khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF nghiên cứu và thành lập mạng liên kết mà đối tượng là các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Khi ấy hầu hết các doanh nghiệp dần chuyển sang sử dụng NSFNET. Điều này khiến cho ARPANET không còn hiệu quả. Đến năm 1990, ARPANET chính thức ngừng hoạt động.
Tất nhiên, NSFNET và những mạng vùng khác được hình thành trở thành xương sống đầu tiên đánh dấu cho sự phát triển sau này của Internet. Và đến năm 1995, NSFNET trở thành một mạng nghiên cứu, Internet trở thành một mạng lưới phát triển không ngừng lớn mạnh.
Sự phát triển của Internet tại Việt Nam

Giai đoạn: 1992 -1999
Những nỗ lực đầu tiên kết nối Việt Nam với mạng lưới Internet toàn cầu là vào năm 1991, lúc ấy giáo sư Rob Hurle, Đại học Quốc gia Australia (ANU) cùng với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) tiến hành thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện thoại.
Đến năm 1992, thí nghiệm của 2 người mới thành công và lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi email ra nước ngoài đến với địa chỉ của ông Rob. Lúc ấy IOIT Hà Nội có hộp thư điện tử riêng với “đuôi” ở tận Úc.
Ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển Internet tại Việt Nam vào Tháng 9 năm 1993.
Đến năm 1995, Internet bắt đầu được thương mại hóa do nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá nhanh. Ông Rob và các đồng nghiệp ở IOIT bắt đầu hợp tác với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) để phát triển dịch vụ.
Năm 1994, Viện Công nghệ thông tin IOIT trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt Nam với dịch vụ thư điện tử vớitên miền quốc gia .vn
Các dịch vụ Internet được cung cấp lúc ấy bao gồm: thư điện tử, diễn đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử… . Số người sử dụng lên đến hàng ngàn người.
Các dịch vụ khác như thiết kế Web, FTP, TelNet… được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt động tại Việt Nam từ 1997.
Vào ngày 19.11.1997, VNPT đã vinh dự đón nhận trọng trách lớn lao gửi lời chào “Hello the World”, kết nối Việt Nam với mạng lưới Internet toàn cầu.
Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam.
Giai đoạn 2000-2010
Ngày 14/7/2005, ký kết thông tư liên tịch 02/2005/TTLT về quản lý đại lý Internet do Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Văn hóa-Thông tin, Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Năm 2007, các hình thức kinh doanh quán cà phê Internet được khai trương tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Ngày 09/10/2010, Đại hội thành lập Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) diễn ra tại Hà Nội nhằm lập ra ban lãnh đạo nhiệm kỳ đầu tiên và đồng thời ra mắt Ban chấp hành của Hiệp hội chính thức số lượng thành viên là 33.
Giai đoạn 2011 – đến nay
Theo thống kê số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đã vượt 31 triệu người vào tháng 7 năm 2011
Số lượng người dùng Internet đông đảo được xem là nền tảng tiềm năng, tạo ra cơ hội và nhiều thách thức để phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam.
Lịch Sử Website (World Wide Web)
Năm 1991, World Wide Web (WWW) đã được phát minh tại trung tâm nghiên cứu nguyên tử châu Âu CERN bới Tim Berners Lee.
Việc có thể truy cập, trao đổi thông tin một cách dễ dàng, nhanh chóng nhờ WWW đã mở ra một cuộc cách mạng trên Internet.
Năm 1994, WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ hai sau dịch vụ FTP sau khi NIST đề nghị thống nhất dùng giao thức TCP/IP. WWW vượt trội hơn FTP và trở thành dịch vụ có số lưu thông lớn nhất căn cứ trên số lượng gói tin truyền và số byte truyền.
Các hệ thống quay số trực tuyến truyền thống như CompuServe, AmericanOnline, Prodigy bắt đầu khả năng kết nối Internet.
háng 10 năm 1994 Tập đoàn truyền thông Netscape cho ra đời phiên bản beta của trình duyệt Navigator 1.0 nhưng còn cồng kềnh và chạy rất chậm.
Hai công ty trở thành đối thủ của nhau, cạnh tranh thị trường trình duyệt. Ngày 11 tháng 6 năm 1997, Netscape công bố phiên bản trình duyệt 4.0.Ngày 30 tháng 10 cũng năm đó có Microsoft cũng cho ra đời trình duyệt của mình phiên bản 4.0.
Tháng 7 năm 1996, công ty Hotmail bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail. Sau 18 tháng đã có 12 triệu người sử dụng và vì thế đã được Microsoft mua lại với giá 400 triệu USD.
Năm 1996, triển lãm Internet World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên mạng Internet.
Internet đã và đang trở thành một phần không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Nó đem lại rất nhiều lợi ích giá trị như cung cấp những ứng dụng cho cuộc sống hàng ngày, cung cấp thông tin, trao đổi công việc…bên cạnh những lợi ích to lớn đó thì internet cũng gây ra những tác hại không hề nhỏ. Việc sử dụng internet sao cho hợp lý cũng đang dần trở thành mối quan tâm lớn đối với xã hội.
Cập nhật các thông tin mới nhất về đời sống xã hội tại Tinvn.net