Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua công nghệ thần thánh này của Trung Quốc

Trung Quốc đã có được công nghệ mới có thể giúp Galaxy S25 Edge trở nên hoàn hảo hơn. Nhưng rất tiếc Samsung chưa làm được điều này.

Dung lượng pin chưa bao giờ đủ. Mặc dù hầu hết các điện thoại thông minh trong vài năm qua có thể dễ dàng sử dụng trong một, thậm chí là hai ngày, nhưng người dùng chưa bao giờ hết khao khát về chiếc điện thoại chỉ sạc một lần là đủ cho cả một tuần bận rộn.

Rất may, các kỹ sư về pin từ Trung Quốc đã vào cuộc, và nhiều điện thoại thông minh hàng đầu hiện nay hiện đang được bán ra với pin sử dụng công nghệ silicon carbon mới. Điều này cho phép chúng có dung lượng pin cao hơn nhưng không làm máy trở nên cồng kềnh.

Ví dụ, OnePlus 13 có pin silicon-carbon 6.000mAh, cao hơn mức 5.400mAh của mẫu máy năm ngoái. Xiaomi 15 Ultra cũng tự hào có dung lượng pin khổng lồ 6.000mAh tại Trung Quốc, tăng từ 5.400mAh của năm trước.

Ra mắt điện thoại giá 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn chưa có "công nghệ thần thánh" này giống Trung Quốc - Ảnh 1.

Galaxy S25 Edge chưa có công nghệ pin mới, dù thiết kế ấn tượng.

Nhưng đến hiện tại công nghệ pin mới vẫn được cho là thứ độc quyền của các hãng sản xuất đến từ Trung Quốc, các ông lớn như Apple, Google hay Samsung vẫn chưa áp dụng công nghệ pin silicon-carbon vào các sản phẩm mới nhất của họ.

Galaxy S25 Edge, chiếc smartphone siêu mỏng ra mắt gần đây của Samsung cũng gây tiếc nuối khi chưa sử dụng công nghệ pin mới. Dù gây ấn tượng bởi tính thẩm mỹ, độ mỏng và trọng lượng nhẹ, nhưng viên pin 3.900mAh cùng mức giá 30 triệu được cho là điểm yếu của điện thoại Samsung.

Pin silicon-carbon và pin Li-ion: Sự khác biệt là gì?

Pin Li-Ion silicon-carbon (Si/C) ngày nay thực chất là sự tiến hóa của công nghệ lithium-ion truyền thống chứ không phải là một khái niệm hoàn toàn mới.

Đầu tiên, chúng sử dụng anode silicon thay vì anode graphite có trong pin lithium-ion thông thường trên các điện thoại ngày nay.

Vì silicon đặc hơn nên có thể giữ nhiều điện tích hơn so với graphite. Về mặt lý thuyết là nhiều hơn tới 10 lần so với graphite (372 mAh/g so với ~4200 mAh/g đối với silicon nguyên chất). Tính chất này từ lâu đã giúp silicon trở thành một vật liệu thú vị trong giải pháp tăng dung lượng pin.

Ra mắt điện thoại giá 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn chưa có "công nghệ thần thánh" này giống Trung Quốc - Ảnh 2.

Tuy nhiên, anode silicon nguyên chất có những thách thức đáng kể. Vấn đề lớn nhất là sự giãn nở cực độ, với cấu trúc phồng lên tới 300% khi được sạc đầy. Điều này gây ra ứng suất cơ học nghiêm trọng lên pin, làm giảm tuổi thọ và gây hỏng cấu trúc.

Vì vậy, một hợp chất silicon-carbon (Si/C) được sử dụng thay cho silicon nguyên chất để giải quyết hạn chế trên. Carbon cung cấp hỗ trợ cấu trúc, giúp giảm thiểu sự giãn nở và ổn định lớp SEI. Carbon cũng cải thiện độ dẫn điện, đảm bảo dòng chảy lithium-ion tốt hơn để nâng cao hiệu suất.

Công nghệ pin "thần thánh" từ Trung Quốc

Honor là hãng sử dụng pin silicon-carbon đầu tiên với dòng Magic 5 ra mắt vào năm ngoái. Đứng sau sáng kiến này là một công ty Trung Quốc, Amperex Technology Limited (ATL), nên không ngạc nhiên khi những nhà sản xuất đầu tiên áp dụng công nghệ này cũng là những công ty Trung Quốc.

Hãy so sánh hai điện thoại thông minh cỡ lớn là Redmi Note 13 Pro+ của năm ngoái, có pin lithium-ion 5000 mAh, và Redmi Note 14 Pro+ của năm nay, với pin silicon-carbon khổng lồ 6200 mAh. Đây là mức tăng đáng kinh ngạc 24% về dung lượng pin, trong khi cả hai đều có cùng trọng lượng và kích thước (cùng màn hình 6,67 inch).

Với điện thoại cỡ nhỏ, Google Pixel 9 Pro, một chiếc điện thoại 6,3 inch, nặng 199 gram, được trang bị pin lithium-ion 4700 mAh, trong khi Vivo X200 Pro Mini, một chiếc điện thoại có kích thước tương tự, đi kèm pin lên đến 5700 mAh, thậm chí còn nhẹ hơn 12 gram so với đối thủ.

Ra mắt điện thoại giá 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn chưa có "công nghệ thần thánh" này giống Trung Quốc - Ảnh 3.

Xiaomi, Honor, Vivo, OnePlus, Oppo, Realme — hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc đều đã ra mắt điện thoại có pin silicon-carbon.

Redmagic, một thương hiệu con của ZTE, gần đây đã ra mắt một chiếc điện thoại chơi game với pin 7050 mAh. Để so sánh, iPhone 16 Pro Max có trọng lượng và kích thước tương tự, chỉ đi kèm với pin Li-ion 4685 mAh.

Trong bài kiểm tra của Android Authority, OPPO Find X8 Pro có pin silicon-carbon 5.910mAh thể hiện sự bền bỉ đáng kinh ngạc, khi có thể sử dụng vừa phải trong hai ngày chỉ với một lần sạc.

Pin silicon-carbon cũng được coi là giải pháp để hướng tới các thiết bị mỏng hơn, chẳng hạn như điện thoại siêu mỏng như Galaxy S25 Edge hoặc điện thoại màn hình gập.

Bán điện thoại 30 triệu mà pin chỉ 3.900 mAh, Samsung vẫn thua "công nghệ thần thánh" này của Trung Quốc - Ảnh 4.Điện thoại "mỏng như lá lúa" gây chú ý của Samsung: Chip 8 Elite, nhẹ 163g, có một thứ hơn cả S25 Ultra

Với giá bán gần bằng S25 Ultra, Galaxy S25 Edge cho cảm giác giống như sử dụng một chiếc Galaxy S25 Plus mỏng hơn nhưng pin yếu hơn.

Vivo X Fold 3 Pro đã sử dụng công nghệ này để đóng gói một viên pin 5.700mAh khá lớn vào thiết kế gập 5,2mm. Trong khi đó, Z Fold 6 của Samsung dày 5,6mm nhưng chỉ có pin thông thường 4.400mA.

Pin pin silicon-carbon rõ ràng là tin tuyệt vời cho những chiếc điện thoại thông minh sắp ra đời trong tương lai và gần như chắc chắn sẽ cải thiện tuổi thọ pin của nhiều ứng dụng khác như thiết bị đeo, máy tính bảng, máy tính xách tay và thậm chí cả xe điện.

Tuy nhiên, người dùng hiện tại chỉ có thể mua được các điện thoại sử dụng công nghệ pin này ở các thương hiệu từ Trung Quốc.

Các cái tên Apple, Google và Samsung có thể sẽ phải đợi đến năm 2026 hoặc thậm chí lâu hơn nữa trước khi tham gia. Do quy trình sản xuất phức tạp, công nghệ này chủ yếu dành riêng cho điện thoại thông minh cao cấp và các yếu tố hình thức mới lạ, và có thể mất vài năm trước khi người dùng thấy nó phổ cập xuống phân khúc tầm trung.

Hãy tạo ra một cộng đồng lành mạnh và chia sẻ kiến thức với nhau nhé.

Thông Báo Mới